THE FIRST CONTEMPORARY ART STUDIO IN HANOI - VIETNAM, ESTABLISHED SINCE 1998

My photo
Ba Dinh, Ha Noi, Vietnam
House on Stilts - Street address: Nhà sàn anh Đức, Ngõ 462, Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam --- email: nhasananhduc@gmail.com Telephone: 84 (0) 4 762 5452 This stilted Mường ethnic minority house (nhà sàn), relocated from Hòa Bình Province to the western suburbs of Hà Nội, is one of the capital’s most active centres for installation and performance art. The upper storey is a treasure-trove of old statues and other artefacts, many of which are on sale to the public. The ground floor area beneath the house is used for exhibitions, installations and performances by contemporary artists.

Friday, 1 August 2008

Videos archive

Toy's Communication - Nguyen Van Cuong - 2001



Vagabond's dream - Kim Ngoc - 2002.



Cấy cho thẳng hàng - Nowherefolk - 2003.



Đêm Mưa - Nowherefolk - 2003.




Sông Đói - Nowherefolk - 2003.



credit - Nowherefolk - 2003.



Nguyen Phuong Linh - lamp is the place for insects




Ta la ma - Giao Chi (Saigonist punk rock band) - 2010

Thursday, 31 July 2008

Đức nhà sàn và những đam mê "dớ dẩn"


Ngôi nhà sàn của gia đình anh lọt thỏm giữa hàng chồng nhà chung cư cao tầng trong khu Vĩnh Phúc (xưa là làng hoa Vĩnh Phúc), đi lại bao nhiêu lần mà hầu như lần nào gần đến nơi, chúng tôi cũng vẫn phân vân không biết còn bị lạc nữa hay không.


Đã có lúc chúng tôi hình dung kiểu trò chuyện của anh cũng giống hệt cái mê hồn trận ấy; anh mở ra rất nhiều cách để người đối diện tưởng có thể dễ dàng trò chuyện và hiểu được mình, hoá ra sai bét...

Mê mỹ thuật đương đại vì không hiểu biết gì...

Đầu thập niên 80 thế kỷ trước, sau khi dời quân ngũ, Đức về làm cán bộ cho UNIMEX Hà Nội. Nhiệm vụ chính là hướng dẫn các thợ thủ công làm hàng cho đúng mẫu mã, và cùng họ sáng tác thêm những mẫu mới vừa bán được vừa phù hợp đặc tính nguyên liệu.

Cty khi đó xuất khẩu đủ loại hàng mỹ nghệ truyền thống nên anh có điều kiện lân la ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề làm đồ mộc.

Anh yên trí làm ở đó có dễ đến hơn 10 năm, kéo được cả cậu em Trần Lương, người mà về sau là cú hích lớn với anh để rẽ sang với nghệ thuật đương đại, về làm cùng.

Mải mê “làm ăn cá thể” để rồi có lúc, chính cái sự làm ăn đấy quật cho anh một vố đau để đời, hàng chục năm qua rồi mà đến nay, nợ vẫn còn một đống, nợ nọ chồng sang nợ kia. Anh nói đã có lúc, anh phải vẽ tranh để bán.

Nói “phải” vì anh vẫn tự hào ngầm như lời bố nói: Trong nhà, anh là đứa vẽ tranh có tình cảm nhất, màu đẹp nhất, nếu đeo đẳng nghề này, anh chắc chắn không kém ông anh Thành Chương hay bà chị Nguyễn Thị Hiền.

“Hồi đó, tranh của tôi bán cũng được. Nhưng tôi không thể kéo dài tình trạng vẽ tranh như vậy vì nói thật, tôi thấy xúc phạm thế nào ấy... – Anh cười, vừa buồn buồn, vừa hơi tinh quái - Tôi ít vẽ, có thể do ít cố, mà cũng có thể do tôi tỉnh quá?! Tôi nghĩ nếu mình vẽ thì cố cũng được như họa sĩ A, hay gần bằng họa sĩ B. Các ông bảo nếu đã biết đến thế thì còn vẽ làm sao được nữa?!”.

“Một cái khác, là từ lâu, trước khi biết đến nghệ thuật mới, tôi nhìn tranh của mọi người, luôn thấy “không chịu”, chẳng biết tại sao. Cả cái mình vẽ ra tôi cũng “không chịu”. Mãi sau mới lý giải được mình ghét lối mòn, mình cứ mong chờ, bảng lảng trong đầu một cái gì mới” – Anh tự lý giải.

Cú va đập lớn đó của đời sống khiến cho một người có tư chất nghệ sĩ như anh tự co lại, chỉ còn biết tiếp tục “cày” đồ gỗ giả cổ để vừa kiếm ăn, vừa trả nợ.... Cho đến một hôm, Trần Lương gặp, bảo có triển lãm mới của Lương, mời anh qua xem.

Thì đi cho biết vậy, anh đã nghĩ thế nhưng không thể ngờ… Triển lãm đó diễn ra trong một gallery tư nhân. Không chỉ có bày tranh treo tường đơn thuần như mọi hình dung đơn thuần khi đó về một triển lãm hội họa.

Ở đó, còn có cả những đụn, những đống dây thừng, cùng nhiều vật dụng phụ trợ khác được nghệ sĩ sắp đặt tạo nên những hình hài làm đảo lộn tư duy đơn thuần của người xem về chính vật dụng ấy, về chính các hình hài ấy.

Đức không có chuẩn bị nào về tinh thần để đón nhận sự thay đổi này. Song anh thấy triển lãm hay quá, hay ở chính cái sự đảo lộn làm phá vỡ cái thói quen tư duy đơn thuần kia.

Sau triển lãm, anh chỉ biết nói với Trần Lương rất thật thà: Anh cũng chưa hiểu gì mấy nhưng thích lắm. Anh có khu nhà sàn đấy, có thể làm được gì cùng nhau thì làm. Lương đáp: Chơi luôn!

Có thể so sánh, cái triển lãm sắp đặt của Trần Lương đó không khác gì mấy so với cú va đập làm ăn kia của Đức. Ở chỗ nó một lần nữa làm con người anh quay ngoắt lại với những gì tưởng chừng đã tạm êm xuôi trong đời. Nhu cầu sống với nghệ thuật tưởng đã nằm im đâu đó trong anh, lại thức dậy. Và lần này, không còn dập tắt được.

Đức “nhà sàn”: Tên trong chứng minh thư nhân dân - Nguyễn Mạnh Đức. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Ông chủ Nhà sàn Studio - một trong số hiếm các địa chỉ triển lãm và ủng hộ mỹ thuật đương đại tại Hà Nội từ năm 1998. Là con trai thứ của cố nhà văn Kim Lân.

Đầu năm 1998, Nhà sàn Studio ra đời. Khách là “dân nghệ” và bạn bè của họ đã đông, khách nước ngoài đến đây thường xuyên cũng không ít.

Đức không thể nhớ chính xác Nhà sàn đã tổ chức được bao nhiêu triển lãm. Anh nói: Bốn, năm mươi cuộc gì đó.

Chỉ có điều, sự phong phú về thể loại, mô hình triển lãm (cá nhân, đôi, nhóm, tập thể đông người; sắp đặt, trình diễn, sắp đặt và trình diễn, tranh,…) cũng như sự đa dạng đối tượng nghệ sĩ tham gia (sinh viên, trẻ, gạo cội, Việt kiều, người nước ngoài,…) khiến cho địa điểm này sớm nổi tiếng.

Hay dở bàn sau, nhưng khá nhiều chuyên gia về nghệ thuật đương đại của các tổ chức văn hóa quốc tế phi chính phủ, các bảo tàng, gallery nước ngoài, các tạp chí, chuyên san, các nhà sưu tập nghệ thuật cá nhân, khi đến Việt Nam và có ý muốn nghe ngóng chút gì về nghệ thuật đương đại, hầu như không thể bỏ qua Nhà sàn.

Tụ rồi tan, làm rồi bỏ...

“Có nhiều sinh viên mỹ thuật đến đây, nói muốn làm nghệ thuật mới. Tôi bảo, đấy nhà xưởng đấy, em (cháu) thích làm thế nào thì tuỳ. Tôi chỉ có thể tạo ra một không gian thật thoải mái, tự do cho các em, còn lại, tuỳ chúng. Miễn là có những hoạt động để mình được sống vui.

Vợ tôi, lâu lâu, lại chép miệng: Lâu quá, không có gì, ới anh em lại một cuộc cho vui đi. Thế là lại làm!...”Anh đã nhiều lần tự nhận: Tôi là người nhã nhặn, không quyết liệt nhưng lại có khả năng tập hợp. Tôi chơi được với nhiều loại người lắm, cả trong nghệ thuật lẫn trong đời sống.

Một lần, công an khu vực đến nhà, nói với Đức: Có dư luận phản ánh khu nhà sàn này thường xuyên có các hoạt động “gây mất trật tự an ninh”. Anh bảo, chắc tại người ta thấy nghệ sĩ ra vào đây suốt ngày, rồi đàn sáo hát ca, có khi đến một, hai giờ khuya,…

Chưa hết, lâu lâu lại tụ bạ làm những thứ triển lãm gì đó, không thể hiểu được- “như một lũ vô công rồi nghề - Anh cười lặng lẽ - Có lẽ, họ rất nghi hoặc về cách thức sinh hoạt ở ngôi nhà sàn này, như thể chúng tôi là nhóm “có nguy cơ cao” làm chuyện gì đó không hay cho cộng đồng.

Trong khi đó, xung quanh, vẫn có người chơi đề đóm, rồi đuổi đánh nhau chạy huỳnh huỵch, xe chở cát sỏi ầm ầm suốt ngày đêm, xe máy đi về khuya rồ ga ầm ĩ, lại chả thấy bị coi là mất an ninh trật tự bao giờ?!”…

Sau, anh cũng tìm ra được một cách làm “mềm hóa” mối quan hệ với địa phương. Mỗi khi tổ chức triển lãm, anh đều thông báo trước với chính quyền, nhờ tổ dân phòng và công an khu vực giúp việc giữ trật tự…

“Từ đó, không thấy ai đến nhà nhắc nhở gì tôi nữa. Thậm chí, lâu không có hoạt động nào, họ lại còn hỏi han sao lâu thế, không có cuộc gì…” Anh lại cười - một kiểu cười lặng lẽ, của người đã tự mình nhẹ hóa đi cái đời sống vốn nghĩ ra thì thật nặng nợ và nặng đầu.

Sau triển lãm 5 năm - Nhà sàn Studio (năm 2003), hoạt động nghệ thuật ở đây cũng đã lắng lại. Một phần vì sự tham dự của các trung tâm văn hóa nước ngoài vào đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam như Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Pháp, Hội đồng Anh; vị thế xã hội của họ là một sức hấp dẫn quá lớn đối với nghệ sĩ.

Phần khác, sang đến năm 2003 và từ đó trở đi, bối cảnh hoạt động nghệ thuật đương đại ở Hà Nội cũng có nhiều biến động. Nhưng đam mê của Đức không vì thế mà bị ảnh hưởng.

“Mấy tháng trước, tôi đã tưởng sẽ có thể khai trương được một quán cà phê trên đường Xuân Diệu. Đã định lấy tên là Cafe Video Art. Ở đó, tôi bày mô hình thu nhỏ một số sáng tác sắp đặt của anh em nghệ sĩ mình mà tôi thích.

Ngoài ra, cũng sẽ có chỗ chiếu những video art. Mọi thứ chuẩn bị xong hết, phần hầm để trưng bày các sáng tác cũng đã đâu vào đấy. Thế rồi lại không thành. Cũng mất thêm một số triệu. Chuyện này chẳng có mấy ai biết đâu... - Đức rủ rỉ, một hơi dài rồi lại cười lặng lẽ như vẫn vậy.

Hỏi anh: Cuối cùng, anh thấy mình bị điều tiếng thị phi nhất là về những chuyện gì? - Tiền- anh đáp nhanh và ngắn gọn- Như đã nói đấy, mình nợ nần nhiều lắm, nợ chỗ nọ quàng chỗ kia. Thế nên, có lúc thấy bản thân lèm nhèm về chuyện tiền bạc với người khác. Có lần, mình vay của một bạn họa sĩ 1.000USD, mà dây dưa đến hai năm sau mới trả được.

Hắn thì thoải mái thôi, song cũng có lúc bí, nhắc mình....”- Thế mà khi đó, anh vẫn có tiền cho cái kế hoạch rối nước đương đại ấy? - Thế, thế mới thành chuyện. Nói chung, đam mê của tôi thật dớ dẩn lắm!!!”

Sẽ phải bán nhà sàn để trả nợ

Ngoài nỗi đam mê nghệ thuật dớ dẩn ấy ra, anh vẫn phải mải miết làm đồ giả cổ để trả nợ. “Nhưng sẽ chẳng bao giờ trả hết được nếu như tôi không bán khu đất và căn nhà sàn này đi.”- “Và anh sẽ mua một chung cư, sống bình lặng?”- Không, tính cả rồi - Anh cười cười- Hiện tại, một nhóm chúng tôi đã “khoanh vùng” một đỉnh đồi ngay kế chùa Trăm Gian, để dựng nhà sàn cạnh nhau mà ở và đầu tư thời gian sáng tác cho yên đời.

Nguyễn Minh Thành đang dựng nhà rồi. Cạnh khu của Thành sẽ là Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Minh Phước (tên của một số nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Hà Nội)...

Tôi thì chưa khoanh cụ thể chỗ nào nhưng chắc chắn sẽ có một chỗ. Khu nhà sàn trên đó sẽ lại là nơi để các nghệ sĩ, các bạn trẻ tự do sáng tác, bày biện. Tôi cũng nghĩ nơi đó yên tĩnh vậy, chắc tôi sẽ vẽ lại được, mà tôi cũng muốn vẽ...”.

Đức bảo: Khi nào bán khu nhà này đi, anh sẽ giữ lại đôi cánh cổng. Nó cũng chính là một tác phẩm của anh, được làm nhân kỷ niệm 5 năm- Nhà sàn Studio.

Cũng chẳng có gì phức tạp, chỉ là dán kín lên đó ảnh chân dung của những người bạn của Nhà sàn, những người mà đôi cánh cổng ấy đã mở ra đón họ không biết bao lần... Kín đặc mấy mét vuông ảnh và nay đã cũ, ố vàng, nhiều chiếc đã rách, đã bị tróc ra... dấu tích thời gian, dấu ấn tình cảm...

Những gương mặt, nhiều người cười tươi, nhưng cũng có những khuôn mặt rất “ngầu”. Có chỗ đã bị trẻ con xé nghịch. Phía xế xế cạnh cổng là lổng chổng vài chục con chó đá. Số chó này của một người bạn trong Thanh Hóa đục ra nhiều quá, nhờ anh bán hộ. 400 nghìn đồng một con!

Đấy là chó đá mới, chứ chó đá cổ Đức sưu tầm nhiều. Trong nhà anh lổng chổng các loại, chẳng biết bao nhiêu, cái giả, cái thật, chỉ anh biết. Lổng chổng và bề bộn, như cuộc sống của anh và nhiều nghệ sĩ giữa lúc giao thời này: Loay hoay giữa cũ và mới, giữa nghệ thuật đích thực và đồng tiền, giữa yên nhàn và tốc độ đầy bụi bặm...

Hà Nội đầu thu 2007

(Theo_Tien_Phong) Thủy Vân - Lê Anh Hoài

Digging for the Roots - Nguyen Minh Thanh

Nguyen Minh Phuoc, Exhibition in Nha San. Photo courtesy of the artist


This is the story of how Contemporary Art started in Hanoi in two small privately owned galleries, driven by the force of only four people. Hanoi had been a small city, but 15 years ago, with the application of “doi moi” (the open door policy of the Communist party), Hanoi’s population doubled. Everything in this city, including houses, shops, motorcycles and commercial goods, suddenly mushroomed. The open door policy also brought contemporary art to Hanoi: young artists of Vietnam started creating installation, performance, and video art.

Nha San

Nguyen Manh Duc started out as an artist in Hanoi, until some years ago, when he stopped making art and opened Nha San, Vietnam’s first experimental art gallery and meeting place. In 1990, he brought an ethnic wooden house from Hoa Binh province to Hanoi, and rebuilt it as his home and exhibition space. Duc collected antiques to resell, using the profits to operate Nha San. From 1990-1997, the gallery housed an installation by Tran Luong, which, despite its seven-year run, maintained an air of discovery and exoticism. Unfortunately, like a shallow pond in a field of wild grass, the gallery was hard to find. So remote was the location that Duc had to put up signs to show the way. Still, the people came and Nha San quickly became a success.

Tran Luong’s exhibition was titled “Rope” as jute ropes were the primary material he used to make the installation. Jute ropes were a very common material in Vietnam at that time, used in almost every aspect of daily work. This piece made a strong impact on the artists adn the public as Luong’s artwork had the feeling of real life. Viewing this “non art material” recontextualized in the gallery, visitors were challenged to reconsider the meaning of contemporary art. This marked the beginning of contemporary art in Hanoi.

After Tran Luong’s first exhibition, a torrent of shows flooded the art space, artists feeding off of this new energy. In addition to showing his own work, Tran Luong was instrumental in bringing younger artists and art students to Nha San. He also lead the way in initiating contact with the outside world, introducing many foreign artists to Nha San to work and exhibit. Nha San became the first private, non-profit gallery in Hanoi. The ethnic minority house of Nguyen Manh Duc became the primary meeting/exhibition space for young artists. People just called his house “Nha San” (a generic term which is used for all kinds of wooden houses with columns and two floors). Duc became known as Duc Nha San.

Nha San has become a nexus for international exchange and innovation in Hanoi; over the years it has housed many extraordinary works. One such show was that of Nguyen Minh Phuoc, who created an installation using half pieces of coconut shells, a thousand rubber gloves, and coca cola cans to explore the tangle of the western and eastern products and culture, as well as, more specifically, Western influence in Vietnam. A piece by Nguyen Manh Hung entitled The Uniform showed how innocence was lost in Vietnam after the war. He collected the uniforms of many former soldiers, now poor hard working men, and used a chemical solution to make the uniforms appear hard and wet. He hung the clothes on the wall in an assemblage, like bodiless campers, together again as a troupe.

The Nha San space grew to accommodate a variety of more interdisciplinary and non-traditional projects: artist residencies, including that of American artist, Rodney Dickson; housing performances; installations; and contemporary work in more traditional mediums. The space has shown the works of Le Vu, Pham Tri Manh, Hoang Duong Cam, Nguyen Ngoc Lam, Katie Lee, Nguyen Bao Toan. Nha San is also a place for experimental dance and contemporary music—the gallery has even fostered an authentic traditional music component, which has featured improvisation by young musicians and composers like Kim Ngoc, a female artist who is currently living in New York on a six month grant from the Asian Cultural Council. The support of the owners of Nha San has created an underground streamline for Hanoi’s contemporary art scene.

Ryllega

Ryllega is a new space for contemporary art in Hanoi. It’s located in the center of the city, between the Opera House and the Museum of the Revolution. The founders, Nguyen Minh Phuoc and Vu Huu Thuy, are two young contemporary artists who developed art in the company of Tran Luong and Duc at Nha San. Phuoc confided, he and Thuy took funds from their personal savings in order to run Ryllega for two years.

In the past year they have held 14 exhibitions, a few conferences, as well as several artist’s talks and music performances. From this successful track record, the gallery was able to get sponsorship for one year from Nguyen Diu of Dong Son To Day Foundation.

The first exhibition in Ryllega was an installation by Nguyen Minh Thanh who used more then 4000 needles and a lot of thread to create Small Fish. The artist explained, “these were small fish as humans—all have life, move around, absorb, and move ahead without knowing where to go in the future, they know only the past, the mark of yesterday.”

Nguyen Minh Phuoc created a performance in collaboration with street porters, the most impoverished population in northern Vietnam. They sat around in a circle of green grass and each person wrote his dreams and aspirations on the back of the person in front. The audience could see the sadness of these people, whose dreams were often merely to hope to have enough food to feed their family. This exhibition is one of the most groundbreaking to date in Vietnam as it empathetically, not exploitatively, considers the difficulties of the poorest section of a society. This kind of social commentary was not previously considered an appropriate subject for art in Vietnam.

Contemporary art in Hanoi continues to develop. Nha San was the beginning and Ryllega catalyzes the next stage; Duc Nha San and Tran Luong started the ball rolling and Nguyen Ming Phuoc and Vu Huu Thuy have continued to push forward—From one generation to another, contemporary art is on the move in Hanoi. Hanoi was a city almost forgotten. Its contemporary art has begun to redefine the city and given the world something new to look toward.

The NY Arts may - june 2005.

Nghệ thuật đương đại Việt Nam

Sắp đặt "Đồng phục" của Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh: Heritage Fashion)



Gian nhà sàn của vợ chồng hoạ sĩ Minh Đức luôn đầm ấm bởi các hoạt động nghệ thuật diễn ra thường xuyên tại đây. Điều đó tạo nên những dòng chảy kiên nhẫn cho nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Năm 1990, anh Nguyễn Mạnh Đức, một hoạ sĩ đã lâu không thấy vẽ những bức tranh mới, mang một ngôi nhà sàn về dựng ở gần chợ Bưởi - phía Tây Bắc Hà Nội. Ngôi nhà im lìm nép mình bên làng Ngọc Hà, một làng trồng hoa lâu đời của Hà Nội. Anh Đức sưu tầm đồ cổ và thành lập một xưởng phục chế đồ cổ. Ngôi nhà dần trở nên có nhiều người qua lại.

Gần 1 km dẫn vào nhà sàn vẫn còn là lối nhỏ và đôi chỗ bị lầy lội giữa một bãi cỏ và hoa dại mọc hoang sơ. Sợ mọi người lạc lối nên anh Đức đã cho cắm những biển đánh mũi tên dẫn tới lối vào nhà. Người xem triển lãm khá đông, ước chừng khoảng 200 người, hầu hết đều là hoạ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình nghệ thuật hay nhà báo và những người nước ngoài thân quen làm việc tại Hà Nội. Kể từ triển lãm đầu tiên của hoạ sĩ Trần Lương, cứ cách vài tuần hay một tháng lại có một triển lãm và cho đến nay, có thể gọi Nhà sàn của anh Đức là Gallery tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên của Hà Nội.

Hà Nội vốn là một thành phố nhỏ, nhưng từ chính sách đổi mới của Đảng, dân số đã tăng lên. Vì thế nhà cửa, phố phường cũng được xây thêm, buôn bán tấp nập hơn…, mọi thứ mới du nhập vào Hà Nội trong đó có cả nghệ thuật đương đại. Nghệ sĩ trẻ Việt Nam bắt đầu làm triển lãm Sắp đặt, Trình diễn, Video Art. Và ngôi nhà dân tộc Mường của anh Đức trở thành nơi để các nghệ sĩ trẻ đến gặp mặt, chuyện trò và triển lãm, trình diễn. Mọi người quen gọi nhà anh là "Nhà sàn" và cũng gọi luôn tên anh là Đức Nhà sàn.

Anh Đức là con thứ tư của nhà văn Kim Lân, người nổi tiếng với truyện "Làng". Cũng như thế hệ cùng trang lứa, anh cũng tham gia chiến dịch chống Mỹ tại những chiến trường ác liệt như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Thật may mắn anh không bị thương tích gì. Sau thời gian ở bộ đội về, anh tiếp tục học đại học Mỹ thuật. Anh ham mê đồ cổ và nghệ thuật dân tộc truyền thống. Anh mơ ước nghệ thuật truyền thống được phát triển, luôn phát huy được những tinh hoa hay những tài năng vốn có của các nghệ sĩ. Anh thường mời bạn bè đến nghe và nói chuyện, bình luận về các bộ môn tuồng, chèo, ca trù.

Cơ duyên biến ngôi nhà sàn của anh thành nơi gặp gỡ của các nghệ sĩ cũng thật giản dị. Năm 1997, một lần khi đi xem triểm lãm sắp đặt đầu tiên mang tên Khởi thuỷ I của hoạ sĩ Trần Lương - một người bạn tri kỷ của anh, anh Đức thực sự bị bất ngờ và thích thú với hình thức nghệ thuật lạ lẫm này. Tất nhiên lúc đó mọi người thờ ơ hoặc không đồng tình với cái gọi là "sắp đặt" gì đó. Anh Đức mời Trần Lương cùng làm tại nhà anh những hoạt động mới như thế. Thế là Trần Lương làm Khởi thuỷ II tại nhà sàn của anh.

Tác phẩm đầu tiên này của Trần Lương là Khởi thuỷ, được làm chủ yếu từ dây thừng, một chất liệu mà từ rất lâu đời, người dân, nhất là người nông dân quen gắn bó hàng ngày với chúng để bó buộc, kết nối thay cho mọi thứ ốc vít hay đinh, keo, kẹp, kim loại, mối hàn… những ứng dụng của đời sống công nghiệp. Ý nghĩa của dây thừng được Trần Lương tết, bó và trình bày trên một nền không gian mà ở đó thời gian quện vào quấn quít như đời đời nhọc nhằn mà nhẫn nại, bám tìm và hút nhựa sống của muôn loài.

Sau đó là một loạt các chương trình sắp đặt của những nghệ sĩ ham mê nghệ thuật của sắp đặt. Không gian của nhà sàn thật là mộc mạc và gần gũi. Vì thế mà nó hậu thuẫn và tạo cảm hứng rất nhiều cho các nghệ sĩ sáng tạo.

Nguyễn Mạnh Hùng thì sưu tập những bộ quần áo bộ đội cũ nhưng không phải là của quân nhân đang mặc mà là của những người lao động chân tay nặng nhọc, vì họ toàn là những người nghèo và những bộ quần áo bộ đội mua ngoài "chợ đen" là vừa túi tiền nhất, lại tốt cho việc dầm mưa, dãi nắng. Anh nhúng tất cả chúng trong một dung dịch, làm cho chúng trở nên cứng và nhìn luôn như ướt. Đây là tác phẩm vừa hài hước vừa sâu sắc, lại vừa rất buồn cười về câu chuyện dài của người Việt Nam trong và sau chiến tranh, về sự lẫn lộn ngây thơ giữa sự thiêng liêng và đời thường của những bộ đồng phục.

Tác phẩm của Nguyễn Minh Phước dùng những mảnh nửa vỏ dừa, sợi bằng đay cùng những chiếc găng tay cao su, vỏ hộp coca - cola tạo nên một cảm giác hỗn hợp, lẫn lộn giữa những dấu hiệu của phương Tây và bản địa, giữa những ham muốn và sự giả trá như những bàn tay với lên những nấm mồ của nghĩa địa.

Một nghệ sĩ nước ngoài là Rodney Dickson đến từ New York, anh phải mẩt hai tháng để tạo nên những bức tranh trìu tượng với màu sắc ấm áp và gần gụi bằng chất liệu sơn mài Việt Nam trên những mành tre. Rodney còn mời những người bạn mà hầu hết là những nghệ sĩ viết những bài thơ, bức thư, hay bất cứ một kỷ niệm nào sâu sắc nhất của họ để dán lên những bức tranh của anh.

Nguyễn Minh Thành lại dùng ngay hơn 100 con chó cổ bằng đá do anh Đức đã sưu tầm lâu nay để xếp thành khung cảnh của một bữa tiệc.

Gần đây, Nhà sàn còn có cuộc triển lãm Sắp đặt và Trình diễn của một số sinh viên đang học tại trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Những tác phẩm đầu tay của họ nếu so sánh và liên tưởng với thế hệ làm nghệ thuật sắp đặt đầu tiên của Hà Nội cách đây 10 năm về trước thì thực sự khác nhau và có sự chuyển biến về nhận thức của thế hệ trẻ. Hiện nay lớp sinh viên mỹ thuật còn rất nhiều dự đinh và thể nghiệm sẽ thực hiện ở Nhà sàn. Có một mạch sóng ngầm về nghệ thuật đương đại đang chảy ở nơi đây!


Theo Nguyễn Minh Thành (Heritage Fashion)